Bất động sản phía tây ‘thêm cánh’ nhờ hạ tầng
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.Triều cường cao vào chiều tối, người dân TP.HCM du xuân cần chú ý
Chương trình phi phát thải carbon đặt ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng một cách tối đa và giảm 50% lượng khí CO2 tại hơn 15 nhà máy trên toàn cầu vào năm 2025, đồng thời hỗ trợ cho lộ trình net zero toàn cầu của Heineken, với mục tiêu đạt net zero vào năm 2030 và net zero trên toàn chuỗi giá trị vào năm 2040.
Hôn lễ giản dị của 'thằng Cò' Đất phương Nam với vợ kém 10 tuổi
Ngày 9.3, UBND TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết vừa ban hành văn bản phê bình ông Phan Anh Tú, Chủ tịch UBND xã Lộc Nga, do chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ đầu tư công trên địa bàn xã.Trước đó, cuối năm 2024, lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc nhiều lần đi kiểm tra thực tế các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố nói chung và xã Lộc Nga nói riêng. Tiếp đó, đầu tháng 3.2025, lãnh đạo UBND TP.Bảo Lộc đến xã Lộc Nga kiểm tra thực tế việc triển khai thực hiện các công trình, dự án giao thông đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Qua kiểm tra cho thấy, các công trình, dự án do UBND xã Lộc Nga làm chủ đầu tư triển khai thực hiện rất chậm, không đảm bảo tiến độ đề ra.Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, đời sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong thời gian dài. Cụ thể, dự án cải tạo, nâng cấp đường Lạc Long Quân trong tình trạng nham nhỡ khiến việc lưu thông qua lại của người dân gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông; làm ảnh hưởng đến nhà cửa của người dân trong thời gian dài, nhưng chậm khắc phục khiến người dân bức xúc.Điều này cũng ảnh hưởng tiến độ giải ngân của UBND TP.Bảo Lộc. Theo đó, trách nhiệm trên thuộc về tập thể lãnh đạo UBND xã Lộc Nga mà người đứng đầu là Chủ tịch UBND xã này.Trước đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh rà soát kết quả thực hiện, giải ngân của các công trình, dự án được giao vốn kế hoạch năm 2024 do mình quản lý. Từ đó, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến việc triển khai thực hiện, thanh toán giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 chậm tiến độ.Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công của năm 2025 ngay từ những tháng đầu năm, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu giải ngân của năm 2025 và của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025.
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
Nữ điều dưỡng viết thư động viên bệnh nhân giai đoạn cuối
Ngày 11.2, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ban hành kế hoạch về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Dự kiến lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Đắk Lắk sẽ diễn ra trong hai ngày 5 và 6.6.2025.Theo ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, nội dung đề thi tuyển vào lớp 10 THPT năm nay nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, chủ yếu là lớp 9 theo cấu trúc đề thi do Sở GD-ĐT ban hành. Môn thi chung cho tất cả thí sinh gồm: Toán, ngữ văn và môn thứ ba là ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp). Riêng học sinh đăng ký thi vào Trường THPT chuyên Nguyễn Du, ngoài những môn thi chung, học sinh đăng ký thi thêm một môn thi chuyên trong số các môn: Ngữ văn, toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp.Đối với các trường phổ thông tư thục, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT), Trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao: Xây dựng phương án tuyển sinh riêng trên cơ sở kế hoạch tuyển sinh của UBND tỉnh, trình Sở GD-ĐT phê duyệt.Về địa bàn tuyển sinh, Trường THPT chuyên Nguyễn Du được tuyển những học sinh cư trú hoặc tốt nghiệp THCS trên địa bàn toàn tỉnh.Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (TP.Buôn Ma Thuột) được tuyển những học sinh cư trú thuộc địa bàn các huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắk, Lắk, Ea Súp, TP.Buôn Ma Thuột.Trường THPT DTNT Đam San (TX.Buôn Hồ) được tuyển những học sinh cư trú thuộc địa bàn các huyện: Cư M'gar, Ea H'leo, Krông Búk, Krông Năng, M'Đrắk, Ea Kar, TX.Buôn Hồ.Các trường THPT công lập thuộc huyện Krông Pắk, Krông Năng, Krông Ana, Cư M'gar, Ea H'leo, Ea Kar, TX.Buôn Hồ, TP.Buôn Ma Thuột tuyển sinh những học sinh cư trú hoặc tốt nghiệp THCS trên địa bàn huyện hoặc theo phân tuyến của UBND cấp huyện.Các trường THPT công lập thuộc các huyện Krông Bông, Lắk, M'Đrắk, Buôn Đôn, Cư Kuin, Ea Súp, Krông Búk chỉ được tuyển những học sinh cư trú hoặc tốt nghiệp THCS trên địa bàn theo phân tuyến của UBND cấp huyện.Học sinh có nguyện vọng học trường vùng giáp ranh giữa 2 huyện phải được UBND 2 huyện thống nhất chủ trương.Về chỉ tiêu tuyển sinh, UBND tỉnh Đắk Lắk lưu ý các trường THPT công lập thực hiện tuyển sinh theo chỉ tiêu của Sở GD-ĐT. Các trường THPT DTNT N'Trang Lơng, THPT DTNT Đam San được tuyển tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ (Êđê, Mnông, Gia Rai) là 65%, các dân tộc còn lại là 35% (trong đó, tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm).UBND tỉnh Đắk Lắk cũng quy định học sinh được tuyển thẳng vào các trường THPT công lập theo phân tuyến trên địa bàn cấp huyện gồm: học sinh trường phổ thông DTNT THCS của huyện, thị xã, thành phố đã tốt nghiệp THCS; học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh khuyết tật; học sinh THCS đạt giải cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các bộ và cơ quan ngang bộ tổ chức trên quy mô toàn quốc… Học sinh thuộc diện tuyển thẳng có thể đăng ký dự thi tuyển sinh, nếu không trúng tuyển thì được xét tuyển thẳng vào trường theo địa bàn tuyển sinh.